Sau khi con đi học về, cha mẹ tan làm là lúc 2 bên có nhiều thời gian để bên nhau nhiều nhất.
Có 3 khung giờ thích hợp để cha mẹ dành thời gian bên cạnh con mình, hãy tận dụng điều đó.
6 – 7 giờ tối: Thời gian nói chuyện với nhau tại bàn ăn
Sau khi trẻ tan học, cha mẹ nên trò chuyện để hiểu một ngày của trẻ trôi qua như thế nào. Không khí thoải mái lúc ăn tối là lúc thích hợp nhất.
Một số cha mẹ không giỏi trò chuyện với con cái, cuộc đối thoại của họ lúc nào cũng xoay quanh những câu như:
“Con đã làm xong bài tập về nhà chưa?”.
“Con được mấy điểm trong kỳ thi?”.
“Ở trường con như thế nào?”.
Kiểu giao tiếp này, bắt đầu bằng một câu hỏi và kết thúc bằng một lời khiển trách, hiếm khi thấu hiểu nỗi lòng của trẻ. Theo thời gian, trẻ ngại trò chuyện với cha mẹ.
Có một người cha thường hỏi con mình theo cách này:
“Ở trường có gì vui không con?”.
“Con có hỏi cô giáo điều gì không?”.
“Con có làm được điều gì tốt hôm nay không?”.
“Con có cần bố giúp gì không?”.
Những câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng lại chứa đựng nhiều ý nghĩa:
Câu hỏi thứ 1: Muốn biết xem con mình có vui vẻ khi đến trường không.
Câu hỏi thứ 2: Tạo động lực và tăng cường sự tự tin cho trẻ.
Câu hỏi thứ 3: Yêu cầu con xác nhận lại những gì đã học được.
Câu hỏi thứ 4: Nó có 2 ý nghĩa, một là bố quan tâm tới con, hai là việc học là chuyện cá nhân của con.
Chỉ 4 câu hỏi đơn giản nhưng chứa đựng rất nhiều sự quan tâm của người cha, mang lại hiệu quả rõ rệt.
Những câu hỏi của cha mẹ phản ánh thái độ của người lớn, quyết định cách nhìn của trẻ về cuộc sống và hướng trẻ theo hướng tích cực hay tiêu cực.
7 – 8 giờ tối: Thời gian học bài
Đồng hành cùng con cái trong việc học là điều cha mẹ nên làm, nhưng nhiều gia đình hiện nay lại gặp các vấn đề xung quanh việc làm bài tập của con.
Mỗi khi bày con học, nó giống như một trận chiến, đôi lúc còn khiến cha mẹ tức giận tới mức nhập viện.
Việc làm bài tập của trẻ cần hình thành thói quen tốt ngay từ nhỏ. Một khi chưa hình thành được thói quen tự giác trong việc học, cha mẹ sẽ rất mệt mỏi.
Đối diện với vấn đề này, cha mẹ cần trải qua 3 bước:
1. Hỏi con kế hoạch tối nay là gì
Ví dụ:
"Mỗi môn hôm nay có bao nhiêu bài tập về nhà?"
"Cái nào khó hơn, con định giải quyết cái khó này như thế nào?"
"Môn nào thì thi trước thì học trước, môn nào dễ để sau”.
Cha mẹ cần để ý kỹ về sự tiến bộ của con mình dù chỉ là nhỏ nhất.
2. Giúp trẻ nắm vững phương pháp
Đối với những môn trẻ chưa giỏi, cần có sự giúp đỡ của cha mẹ.
Ví dụ, trẻ viết chữ chưa đẹp, cần có cha mẹ bên cạnh cầm tay hoặc nhắc nhở từng nét con viết.
Tương tự như vậy đối với các môn khác, tùy vào mức độ con học kém, cha mẹ kiên nhẫn giúp con vượt qua nỗi sợ không làm được bài.
3. Phân tích các lỗi sai trong bài kiểm tra
Khi có điểm bài kiểm tra, cha mẹ cần thảo luận với trẻ về các lỗi sai chúng mắc phải, đó là do cẩu thả hay không hiểu đề tài.
Sau đó, ngoài việc sửa lỗi, trẻ cũng nên làm thêm một số dạng bài tập tương tự để nhớ lâu hơn.
8 – 9 giờ tối: Giờ đọc sách của cha mẹ và con cái
Khi trẻ làm xong bài tập về nhà, cả gia đình cùng nhau ngồi đọc sách, đó là một thói quen cực kỳ tốt nên duy trì.
Đọc sách tất nhiên là một điều tốt, cha mẹ nào cũng mong con mình hình thành thói quen yêu thích đọc sách, nhưng làm sao để có được điều này?
Đối với trẻ nhỏ, ban đầu cha mẹ đọc hoặc kể chuyện cho con nghe. Đối với trẻ lớn hơn, cha mẹ có thể để trẻ tự đọc, sau đó trao đổi về những gì trẻ đã đọc và suy nghĩ gì từ cuốn sách.
Không phải cha mẹ nào cũng có nhiều thời gian dành hết cho con trong 3 khung giờ này, nhưng tốt hơn hết nên cố gắng dành ra 1 tiếng mỗi ngày bên cạnh con để rèn thói quen tốt và tạo ra khoảng thời gian vui vẻ bên nhau.
from https://trungtamdaybongda.vn/
Nhận xét
Đăng nhận xét